Search

Chiến lược phát triển

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA KINH TẾ

ĐẾN NĂM 2020

I.   CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

1.Mục tiêu phát triển của nhà Trường

- Xây dựng và phát triển Trường Đại học Nha Trang đa ngành, đa lĩnh vực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành thuỷ sản,  khu vực Nam Trung Bộ và tỉnh Khánh Hoà.

- Phấn đấu để sớm trở thành đại học vùng đạt chuẩn quốc gia.

- Phấn đấu có đủ năng lực để hội nhập khu vực và thế giới

Tổ chức bộ máy của nhà Trường giai đoạn 2011 đến 2020

Hoàn thiện, củng cố các đơn vị đã có của giai đoạn 2006 – 2010, tiếp tục thành lập thêm một số đơn vị mới trong đó có Khoa Du lịch.

Điều kiện cụ thể của Khoa Kinh tế

-     Nguồn nhân lực có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm đến 70%, trẻ và năng động.

-     Số sinh viên được đào tạo từ bậc Đại học đến Thạc sỹ lên đến trên 3000 sinh viên.

-     Có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo, NCKH và hợp tác quốc tế.

 II. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO VÀ NCKH

1.  Chiến lược phát triển đào tạo

1.1.  Mục tiêu phát triển đào tạo

-     Tiếp tục củng cố và phát triển ngành truyền thống Kinh tế thuỷ sản để giữ vững vai trò đầu ngành trong đào tạo và NCKH.

-     Tiếp tục mở rộng và đa dạng hoá ngành nghề đào tạo.

-     Hợp tác với các trường Đại học nước ngòai để mở các chương trình đào tạo ở bậc học cử nhân, thạc sĩ, hướng dẫn Chương trình thực tập sinh nước ngoài.

-     Tạo môi trường và cơ hội học tập đáp ứng nhu cầu của xã hội. 

-     Chất lượng đào tạo đạt chuẩn quốc gia và khu vực.

1.2. Phát triển chất lượng đào tạo  

-     Tăng cường số lượng, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy.

-     Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

-     Phát triển chương trình, nâng cao chất lượng giáo trình, đổi mới cách dạy học.

-     Nâng cao năng lực quản lý.

1.3. Loại hình, cấp đào tạ

-     Loại hình: chính quy, phi chính quy và từ xa qua mạng.

-     Cấp bậc đào tạo: Sau Đại học, Đại học & Cao đẳng.

1.4. Cơ cấu ngành nghề

Trong lộ trình phát triển các chuyên ngành mới của nhà Trường, Khoa dự kiến sẽ mở thêm một số chuyên ngành mới. Bên cạnh 4 chuyên ngành hiện có : Kinh tế và quản lý thủy sản, Quản trị kinh doanh Quản trị du lịch, Kinh doanh thương mại sẽ mở thêm chuyên ngành Marketing, Quản trị kinh doanh quốc tế, Kinh tế học.

Lộ trình phát triển chương trình đào tạo của Trường đến 2020

Năm

            Các ngành dự kiến mở thêm

Dự kiến  tuyển sinh

2007

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

80

2008

Công trình thủy

Công nghệ môi trường 

Kiểm toán

50

90

100

2009

Hệ thống thông tin kinh tế

Quản lý đất đai

120

120

2010

Công nghiệp hóa nông thôn

Ngân hàng

50

2011

Chăn nuôi – Thú y

Tiếng Pháp/Tiếng Trung

80

50

2012

Công nghệ vật liệu

Tiếng Nhật/Tiếng Pháp

80

59

2013

Tài chính quốc tế

Quản trị kinh doanh quốc tế

Marketing

100

80

80

2015

Kinh tế đầu tư

Tiếng Trung/Tiếng Pháp

50

50

2016

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

100

2017

Chế biến nông – lâm sản

75

2018

Cấp thoát nước

90

2019

Quy hoạch đô thị và nông thôn

75

2020

Dệt may

80

2.  Chiến lược phát triển khoa học công nghệ

2.1.  Mục tiêu phát triển nghiên cứu khoa học

-    Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, gắn học với hành, nhà trường với xã hội.

-    Nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

-    Góp phần củng cố và tăng cường cơ sở vật chất cho Nhà trường phục vụ đào tạo.

2.2.  Định hướng phát triển nghiên cứu khoa học

2.2.1. Tham gia đấu thầu và đăng ký đề tài, dự án khoa học lớn theo hướng chuyên ngành và liên ngành, trong và ngoài nước. Tập hợp các nhà khoa học trong và ngoài trường, kể cả nước ngoài tham gia. 

Các hướng nghiên cứu được ưu tiên theo từng lĩnh vực chuyên ngành cụ thể như sau:

-  Nghiên cứu một số vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết như: đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp, nghiên cứu qui hoạch phát triển bền vững ngành thuỷ sản và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết về kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững ngành thuỷ sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

- Nghiên cứu các mô hình quản trị kinh doanh; phát triển các loại hình doanh nghiệp; phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh; phát triển và quản lý nguồn nhân lực; quản trị chất lượng.

-     Nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị tài chính vả rủi ro trong doanh nghiệp

-     Nghiên cứu các vấn đề về thị trường, xuất khẩu phát triển thương mại hội nhập.

2.2.2. Thành lập trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp

 2.3. Giải pháp thực hiện.

    2.3.1. Phát huy vai trò của Hội đồng khoa học & Đào tạo Khoa và các nhóm tư vấn NCKH.

    2.3.2. Xây dựng trong Qui chế hoạt động của Công đoàn Khoa các biện pháp khuyến khích, về vật chất và tinh thần cho các cán bộ viên chức NCKH.

    2.3.3. Tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động KHCN.

    2.3.4. Tìm giải pháp huy động vốn đầu tư cho KHCN thông qua các hoạt động hợp tác, các dự án, các hợp đồng nghiên cứu ứng dụng, tài trợ quốc tế, mở rộng các loại hình dịch vụ thông tin, dịch vụ tư vấn.

3.  Chiến lược phát triển các mối liên kết với môi trường kinh tế xã hội

3.1.  Mục tiêu phát triển các mối liên kết với môi trường kinh tế xã hội

    1, Thiết lập các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

    2, Gắn chặt các hoạt động nghiên cứu khoa học về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh trực tiếp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, của khu vực và tỉnh Khánh Hoà. 

3.2. Chiến lược mở rộng và khai thác các mối liên kết

    1, Củng cố các nhóm tư vấn NCKH trong Khoa tiến tới thành lập Trung tâm tư vấn và đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp để tập hợp đội ngũ, thu hút kinh phí, tăng cường khả năng tiếp cận với thực tế sản xuất của cán bộ và sinh viên. 

    2, Gắn kết hoạt động KHCN với các khoa và bộ môn khác, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu, triển khai ứng dụng. 

    3, Đẩy mạnh hợp tác quốc gia (với các doanh nghiệp, trường, viện...) và quốc tế để huy động  mọi nguồn lực . 

III  CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

1. Quy mô và cơ cấu trình độ đội ngũ

Cơ cấu trình độ cán bộ đến năm 2020

Cơ cấu

2006

2010

2015

2020

CBGD trình độ GS, PGS

 

1

2

5

CBGD trình độ Tiến sĩ

 

8

12

15

CBGD trình độ Thạc sĩ

 

28

33

45

CBGD trình độ Đại học

 

17

12

7

Tổng số CBGD (1)

 

54

59

78

Cán bộ phục vụ (2)

 

1

1

2

Cộng (1 + 2)

 

55

60

80

(Tính gộp cả Khoa Du lịch, khoa Quản trị kinh doanh nếu được tách ra khỏi Khoa Kinh tế)

2. Mục tiêu và các giải pháp phát triển đội ngũ

2.1. Mục tiêu

  Qui hoạch phát triển đội ngũ cán bộ viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới của ngành Giáo dục và Đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực kỹ thuật cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

      Đến năm 2020 có 90% cán bộ giảng dạy đạt trình độ trên đại học (thạc sĩ, tiến sĩ), năm trình độ ngoại ngữ và tin học có thể làm việc trực tiếp với các đại học của khu vực và thế giới. 

 Mỗi chuyên ngành đào tạo phải có ít nhất 2 chuyên gia đầu ngành làm hạt nhân để củng cố, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy. 

 3.  Giải pháp phát triển đội ngũ

- Có kế hoạch tuyển chọn bồi dưỡng từ các sinh viên có kết quả học tập và rèn luyện tốt, ưu tiên SV tốt nghiệp loại giỏi. 

- Huy động và khai thác mọi nguồn lực để đội ngũ cán bộ có điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học.

- Mở lớp đào tạo bồi dưỡng tại chỗ (Thạc sỹ, Tiến sỹ).

- Tuyển chọn để gửi đi đào tạo ở các trung tâm đào tạo lớn trong nước và nước ngoài (ưu tiên cho các ngành mới mở, các chuyên ngành mũi nhọn, cán bộ khoa học đầu đàn ...).

- Ký kết hợp đồng hợp tác với các nhà khoa học, nhà kinh doanh trong tỉnh, trong nước và quốc tế. 

- Tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong đào tạo và NCKH để đào tạo bồi dưỡng cán bộ. 

IV. NHU CẦU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

Dự kiến quy mô đào tạo của Khoa đến giai đoạn 2010 là 6.000 sinh viên trong đó ở Nha Trang sẽ là 3000 sinh viên  ở các bậc đào tạo. Điều này đòi hỏi một lượng phòng học có sức chứa trên 100 sinh viên, dược trang bị máy chiếu, âm thanh tiện nghi đầy đủ, đáp ứng nhu cầu người học và giảng viên.

Số sinh viên ngành Quản trị du lịch ngày càng ổn định và gia tăng, định hướng hợp tác quốc tế sắp đến cho ngành này đòi hỏi sự trang bị cơ sở hạ tầng thích ứng: các phòng thực hành nghiệp vụ buồng giường, lễ tân, chế biến món ăn, tour lữ hành… Một khu nhà nghỉ trong khuôn viên Trường, hoạt động như một Trung tâm thực hành sẽ là một định hưóng đầu tư đúng đắn cho sự phát triển của Khoa Du lịch trong tương lai không xa.

                                                                                                                          Trưởng Khoa

Đã ký

TS.Đỗ Thị Thanh Vinh