Search

Chiến lược đẩy mạnh hợp tác Quốc tế

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Khoa kinh tế

---------------

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

        -----------------------

Nha Trang, ngày 01 tháng 12 năm 2011

CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH HỢP TÁC QUỐC TẾ

1. Giới thiệu chung về Khoa Kinh tế

Khoa Kinh tế được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 1982, với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và quản lý thủy sản. Khi mới thành lập, Khoa chỉ có ba bộ môn với một chuyên ngành đào tạo duy nhất là Kinh Tế Thủy Sản. Qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Khoa Kinh tế hiện nay có 5 Bộ môn chuyên ngành là: Quản trị Kinh doanh; Quản trị Du lịch; Kinh tế Thủy sản; Kinh tế Thương mại; Kinh tế học. Khoa đảm nhiệm đào tạo cử nhân cho 4 ngành: Kinh tế & Quản lý thủy sản; Kinh tế Thương mại; Quản trị Kinh doanh và Quản trị Du lịch, đào tạo thạc sĩ cho 2 chuyên ngành Kinh tế Thủy sản và Quản trị Kinh doanh. 

Hiện tại Khoa có khoảng 1.500 sinh viên đang theo học ở bậc đại học và 250 học viên đang theo học ở bậc thạc sĩ. Tổng số cán bộ, giáo viên của Khoa là 54 người, trong đó có: 01 PGS, 08 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ, 05 người đang làm NCS (trong đó có 4 NCS nước ngoài tại Đan Mạch, Nauy và Balan), 11 học viên cao học.

Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế của Khoa trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc. Nhiều đề tài trọng điểm cấp bộ, đề tài cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường đã và đang được thực hiện, góp phần thiết thực cho việc quản lý có hiệu quả nền kinh tế, nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên và sinh viên. Nhiều mối quan hệ với các trường đại học trên thế giới được duy trì và phát triển, tạo điều kiện để đội ngũ giảng viên có điều kiện tiếp cận với kiến thức hiện đại và nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy.

2. Thực trạng hoạt động HTQT các năm qua và trong năm 2010-2011

2.1.          Dự án NORAD, NOMA (Na uy)

Dự án NORAD

Dự án NORAD đã đạt được nhiều kết quả hoạt động trong thời gian qua:

- Đối với công tác đào tạo:

+ Mua sách và nâng cấp thiết bị giảng dạy cho Khoa Kinh Tế

+ 1 Tiến sỹ đã bảo vệ thành công và 2 NCS đang tiếp tục học tập theo chương trình sancwich tại Nauy, 1 postdoc tại Nauy và Hoa Kỳ

+ Tổ chức thành công 1 khóa học nâng cao về Kinh Tế, Quản lý và Chính sách cho Khu Bảo tồn biển cho Bộ NN&PTNT góp phần vào công việc tư vấn chính sách cho ngành thủy sản.

- Đối với công tác nghiên cứu khoa học:

+ Tiếp tục hoàn thiện các chuyên đề nghiên cứu

+ Trong năm vừa qua, trong Khoa có 6 bài báo đã được đăng và được chấp nhận đăng trên các tạp chí quốc tế; 1 bài báo đăng tạp chí trong nước; 3 bài báo được trình bày tại hội thảo quốc tế IIFET, Pháp 2010; 01 bài báo hội thảo trong nước. Ngoài ra, còn có 3 báo cáo tư vấn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Kinh tế và quản lý (CIEM); 2 báo cáo tư vấn cho VASEP và Ngân hàng Nhà nước; và các báo cáo tư vấn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bến Tre, Sở Công Thương tỉnh Khánh Hòa, VCCI Khánh Hòa và Công ty Nam Việt và Nha Trang seaproduct Company.

Dự án NOMA - FAME

Dự án NOMA-FAME là dự án hợp tác đào tạo trình độ thạc sỹ giữa Đại học Tromso (UoT) và Đại học Nha Trang (NTU) về chuyên ngành “Kinh tế và Quản lý  Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản” dưới sự hỗ trợ tài chính của NORAD/SIU trong việc nâng cao trình độ và khả năng nghiên cứu của giảng viên và nghiên cứu viên đến từ một số nước đang phát triển thông qua chương trình NOMA-FAME tại NTU.

Đến nay dự án này đã đào tạo đến khóa thứ 4. Đội ngũ giảng viên Khoa Kinh Tế đã có 8 người tốt nghiệp và 5 người đang tiếp tục hoàn thành chương trình học. Ngoài ra dự án cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực quản lý ngành thủy sản cho các nước như Bangladesh, Srilanka, Trung Quốc, Lào, Ghana và Liberia.

Thông qua dự án này, 4 giáo viên của NTU được tham gia giảng dạy và 3 giảng viên tham gia làm trợ giảng cho chương trình đào tạo, trường Đại học Nha Trang cũng kế thừa được những kinh nghiệm tiên tiến trong việc tổ chức và quản lý đào tạo.

2.2.    Dự án ĐH Ohio (Mỹ)

Dự án này do Trung tâm GLC của ĐH Ohio do TS. Greg. Emery điều phối phối hợp với Khoa Kinh tế khởi đầu từ năm 2009.

Các hoạt động đã tiến hành :

- Đã thực hiện thành công Dự án Ohio cho năm 2009, 2010 (liên hệ với các doanh nghiệp thực tập, tuyển chọn sinh viên để tham gia Dự án, cùng đoàn giáo viên và sinh viên ĐH Ohio thực hiện các chủ đề nghiên cứu và đã báo cáo kết quả tư vấn quản lý cho các doanh nghiệp).

- Vào tháng 6/2011, TS Greg Emery sẽ phối hợp với Khoa và Nhà trường để tổ chức các khoá đào tạo ngắn ngày để nâng cao năng lực quản lý của giảng viên và kiến thức hiểu biết của sinh viên Khoa Kinh tế.

Dự án liên kết với Trung tấm tư vấn GLC của TS Greg sẽ tái tục hàng năm chủ yếu trên các hoạt động tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp của nhóm sinh viên ĐH Ohio phối hợp với sinh viên khoa Kinh tế ĐH Nha Trang.

2.3. Dự án ĐH Arizona (Mỹ)

Các hoạt động đã tiến hành :

- Đã đàm phán với ĐH Arizona (GS. David Pickus) về hướng liên kết đào tạo, trao đổi giáo viên và sinh viên. Để nghiên cứu khả năng phối hợp đào tạo cấp bậc cử nhân và Cao học,  Khoa chuẩn bị gửi giáo viên sang học các khóa học ngắn hạn ở ĐH Arizona Mỹ 3 tháng để chuẩn bị nguồn nhân lực.

- Đã tổ chức thành công buổi nói chuyện của GS. David Pickus (ĐH Arizona) với sinh viên khoa Kinh tế về chủ đề “Những vấn đề toàn cầu hóa và học tập sau ĐH ở Mỹ” vào ngày 23/12.

2.4. ĐH New Caledonia (Pháp)

ĐH Nha Trang và ĐH New Caledonia đã ký kết hiệp ước hợp tác đào tạo và trao đổi sinh viên.

Các hoạt động đã tiến hành :

- ĐH New Caledonia trợ cấp 2 suất học bổng trong đó 1 cho khoa Nuôi ĐH Nha Trang trị giá 9 triệu FCP trong 3 năm (tương đương 112.500 USD)

- Mời 2 giảng viên của ĐH Nha Trang đồng hướng dẫn 2 luận án tiến sĩ.

ĐH New Caledonia sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong đào tạo Cao học ngành QTKD, tiếp nhận giảng viên ĐH Nha Trang sang học tập cũng như trao đổi sinh viên 2 trường thực tập thực tế ngành nghề.

2.5.    ĐH Georges Mason (Mỹ)

Mới ký kết, chưa có hoạt động, có tiềm năng phát triển quan hệ hợp tác tốt.

3. Chiến lược đẩy mạnh hoạt động HTQT ở Khoa

3.1 Các căn cứ để xây dựng chiến lược HTQT

1.   Mục tiêu chiến lược phát triển HTQT của Nhà Trường

Thiết lập các mối quan hệ quốc tế để nâng cao vai trò của Nhà trường trong công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2.   Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển của Khoa

Xây dựng Khoa Kinh tế trở thành một khoa mạnh của nhà Trường về năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

3.   Đội ngũ giảng viên cơ hữu có năng lực NCKH và HTQT

Hiện nay đội ngũ giảng viên của Khoa đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều giảng viên được đào tạo ở nước ngoài và có mối quan hệ tốt đối với các giáo sư, các trường đại học và các Viện nghiên cứu trên thế giới như Nauy, Đan Mạch, Pháp, Liên bang Nga, Ba Lan, Ôxtrâylia, Iceland. Các giảng viên sau khi được đào tạo đã thể hiện rõ khả năng làm việc và hội nhập với môi trường khoa học quốc tế bằng trình độ chuyên môn cao và khả năng ngoại ngữ tốt. Đây chính là lực lượng nòng cốt có thể đóng góp cho việc mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế của Khoa.

Lực lượng giảng viên cơ hữu có khả năng kết nối quan hệ HTQT

Họ và tên

Học hàm/ học vị

Nơi đào tạo học vị cao nhất

Các đối tác có khả năng kết nối quan hệ hợp tác

1. Nguyễn Thị Kim Anh

PGS.TS

Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

(Việt Nam)

Đại học Tromso (Nauy); Đại học Connecticut , Georges Mason (Hoa Kỳ)

2. Đỗ Thị Thanh Vinh

TS

ĐH New Caledonia

ĐH New Caledonia, Đại học Auvergne (Pháp).

3. Lê Kim Long

TS

Đại học Tromso (Nauy)

Đại học Tromso (Nauy);

Đại học Wageningen (Hà Lan)

4. Quách Thị Khánh Ngọc

TS

Đại học Tromso (Nauy)

Đại học Tromso (Nauy)

5. Hồ Huy Tựu

TS

Đại học Tromso (Nauy)

Đại học Tromso (Nauy)

6. Nguyễn Văn Ngọc

TS

ĐH tổng hợp Oryol, (Liên bang Nga)

ĐH tổng hợp Oryol, (Liên bang Nga)

7. Nguyễn Tiến Thông

Ths

Đại học Tromso (Nauy)

Đại học Tromso (Nauy); Đại học Southern Denmark (Đan Mạch)

8. Đặng Hoàng Xuân Huy

Ths

Đại học Tromso (Nauy) & Đại học Nha Trang (Việt Nam

Đại học Iceland

9. Nguyễn Thị Hồng Đào

CN

Học viện ngoại giao (Việt Nam)

Đại học Queensland (Úc)

 4.   Nhu cầu hợp tác  của các đối tác nước ngoài trong đào tạo và NCKH

Có thể thấy rõ có rất nhiều đối tác nước ngoài có nhu cầu hợp tác với Khoa Kinh Tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, ngoài dự án NORAD và NOMA được đánh giá rất thành công và góp phần đào tạo ra đội ngũ giảng viên của Khoa có trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu và mang lại vị thế lớn mạnh cho Khoa và nhà trường, thì các đối tác khác cũng đang có nhu cầu hợp tác lâu dài với Khoa như Đại học Georges Mason, ĐH Arizona, Đại học Ohio (Mỹ);  và Đại học New Caledonia (Pháp). Đặc biệt, Đại học Arizona có nhu cầu liên kết để đào tạo sinh viên đại học chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Du lịch. Ngoài ra còn một số trường Đại học cũng đang muốn kết nối hợp tác đào tạo như Đại Học … (Đài Loan) , Đại học James Cook (Úc), Đại học Auvergne (Pháp).

                Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển HTQT ở Khoa trong thời gian qua cũng như nhu cầu hợp tác của các đối tác quốc tế, có thể khẳng định rằng Khoa rất có tiềm năng phát triển hoạt động HTQT.

3.2 Mục tiêu chiến lược HTQT của Khoa

Dựa vào các cơ sở phân tích trên, có thể xác định mực tiêu chiến lược đẩy mạnh HTQT của Khoa trong thời gian 2011-2015 là :

Đẩy mạnh hoạt động HTQT với các trường Đại học, Viện nghiên cứu nước ngoài để thực hiện các chương trình đào tạo, NCKH, trao đổi giáo viên và sinh viên trên cơ sở nguồn nhân lực cơ hữu của Khoa phối hợp với các cán bộ chuyên gia, lãnh đạo doanh nghiệp ở địa phương. Đa dạng hóa các đối tác hợp tác đồng thời tập trung vào một số đối tác chính trong từng thời kỳ chiến lược.

Mục tiêu chiến lược này sẽ được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động sau :

3.3 Chương trình đẩy mạnh hợp tác quốc tế

· Đa dạng hóa các đối tác hợp tác đồng thời tập trung vào một số đối tác chính như : ĐH Georges Mason, ĐH New Caledonia, ĐH Ohio.

· Tiếp tục khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ Dự án NORAD và NOMA FAME cho đến khi kết thúc dự án.

· Xây dựng và thực hiện các chương trình trao đổi giáo viên và sinh viên, tư vấn doanh nghiệp với các Đại học nước ngoài theo hướng giúp cho các CBGD nâng cao trình độ, tiếp cận với thực tế sản xuất kinh doanh.

· Vận động và chuẩn bị về thủ tục để mở thêm các lớp Cao học, các Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ hợp tác với các trường ĐH nước ngoài.

Để thực hiện tốt các chương trình trên, Khoa sẽ có các giải pháp tích cực như sau:

                - Thành lập nhóm cộng tác viên và trợ lý dự án HTQT của Khoa.

                - Phân công cụ thể người phụ trách từng dự án và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trước Khoa về hoạt động HTQT.

- Phát triển các mối quan hệ của lực lượng giảng viên đi học nước ngoài để mở rộng đối tác HTQT.

- Khuyến khích, nhắc nhở việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ của giảng viên trong Khoa đặc biệt đối với Ban chủ nhiệm Khoa.

- Ban hành và thường xuyên sửa đổi quy chế nội bộ Khoa theo hướng khuyến khích về tinh thần và vật chất đổi với các CBGD có nhiều đóng góp cho lĩnh vực HTQT.

                                                                                                                               

 

 

Trưởng Khoa

Đã ký

Đỗ Thị Thanh Vinh

                                                                                              

                                                                                                                                          

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC CỘNG TÁC VIÊN HỢP TÁC QUỐC TẾ

KHOA KINH TẾ

I.   Căn cứ đề nghị :

    Dựa vào định hướng trong Chương trình hành động của Khoa cho giai đoạn 2010-2012.

    Dựa vào điều kiện nguồn nhân lực ở Khoa Kinh tế hiện nay đã khá mạnh về chất cũng như về lượng.

    Dựa vào yêu cầu của nhà Trường và của Khoa phải đẩy mạnh công tác HTQT trong thời gian tới.

II.       Mục tiêu thành lập nhóm cộng tác viên HTQT :

    Tập hợp sức mạnh của tập thể Khoa Kinh tế để thực hiện các Dự án HTQT lớn.

    Tận dụng được năng lực của các giảng viên có khả năng thực hiện các dự án HTQT đặc biệt khai thác các mối quan hệ từ số giáo viên đi học ở nước ngoài.

    Nâng cao hiệu quả hoạt động HTQT của Khoa trong thời gian tới, nâng cao uy tín của Khoa trong HTQT.

III.    Nguyên tắc hoạt động :

    Các cộng tác viên sẽ được Khoa phân công nhiêm vụ cụ thể liên quan đến việc đàm phán, ký kết, điều phối, theo dõi thực hiện, tham gia các dự án HTQT .

    Danh sách cộng tác viên sẽ được bổ sung điều chỉnh liên tục.

IV.     Danh sách cá nhân chủ trì và cộng tác viên HTQT :

1.         PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh (chủ trì)

2.         TS. Đỗ Thị Thanh Vinh (chủ trì)

3.         TS. Lê Kim Long (CTV)

4.         TS Quách Khánh Ngọc (Trợ lý chính HTQT của Khoa)

5.         TS. Nguyễn Văn Ngọc (CTV)

6.         ThS. Hồ Huy Tựu (CTV)

7.         ThS. Nguyễn Tiến Thông (CTV)

8.         ThS. Phạm Thanh Thủy (CTV)

9.         ThS. Đặng Hoàng Xuân Huy (CTV).

Danh sách các trợ lý Dự án :

1. Ths. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

2. Ths. Nguyễn Ngọc Duy

3. CN Lê Thanh Ngân

Giới thiệu

Chưa có nội dung nào